Phật pháp ứng dụng Một tiết tấu của thiền

Kakua biệt tăm sau khi đến bệ kiến hoàng đế và chẳng ai biết việc gì đã xảy ra.

Ngài là vị sư Nhật đầu tiên sang Trung quốc học Thiền, nhưng ngài không hề bộc lộ tí gì về Thiền, ngay cả chẳng nhớ rằng mình đã du nhập Thiền vào đất mẹ.

Kakua thăm Trung Hoa và thụ huấn được chân truyền về Thiền. Ngài không hề đi du hành khi ở Tàu. Ngài trú ở một vùng thâm sơn để chuyên tâm thiền quán. Nếu có ai tìm gặp ngài và xin chỉ dạy thì ngài chỉ nói vài lời rồi di chuyển sang một vùng núi khác khó kiếm hơn.

Khi Kakua trở về Nhật, hoàng đế nghe đến danh và xin ngài thuyết về Thiền cho vua và đám quần thần.

Kakua đứng trước mặt hoàng đế trong tỉnh lặng. Xong rút ra từ vạt áo một ống tiêu và thổi một nốt ngắn. Sau đó, cúi đầu lễ phép, ngài đi mất.

Xem thêm:

Một tiết tấu của thiền

Phật pháp ứng dụng Một tiết tấu của thiền

Kakua biệt tăm sau khi đến bệ kiến hoàng đế và chẳng ai biết việc gì đã xảy ra.

Ngài là vị sư Nhật đầu tiên sang Trung quốc học Thiền, nhưng ngài không hề bộc lộ tí gì về Thiền, ngay cả chẳng nhớ rằng mình đã du nhập Thiền vào đất mẹ.

Kakua thăm Trung Hoa và thụ huấn được chân truyền về Thiền. Ngài không hề đi du hành khi ở Tàu. Ngài trú ở một vùng thâm sơn để chuyên tâm thiền quán. Nếu có ai tìm gặp ngài và xin chỉ dạy thì ngài chỉ nói vài lời rồi di chuyển sang một vùng núi khác khó kiếm hơn.

Khi Kakua trở về Nhật, hoàng đế nghe đến danh và xin ngài thuyết về Thiền cho vua và đám quần thần.

Kakua đứng trước mặt hoàng đế trong tỉnh lặng. Xong rút ra từ vạt áo một ống tiêu và thổi một nốt ngắn. Sau đó, cúi đầu lễ phép, ngài đi mất.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Bầy con của Hoàng Thượng

Yamaoka Tesshu là huấn đạo của Hoàng đế. Ngài còn là một bậc thầy về kiếm thuật và kẻ sùng Thiền học.

Nhà của ngài cũng là nơi lui tới của bọn sa cơ lỡ vận. Ngài chỉ có độc một bộ quần áo bởi vì chúng làm cho ngài nghèo mãi.

Hoàng đế, trông thấy quần áo của ngài sờn mòn nên cho Yamaoka một ít tiền để sắm vài bộ mới. Lần sau Yamaoka vẫn xuất hiện trong bộ quần áo cũ.

"Thế quần áo mới đâu, Yamaoka?" Hoàng đế hỏi.

"Tâu bệ hạ, thần đã giúp cho lũ con của bệ hạ," Yamaoka giải thích.

Xem thêm:

Bầy con của Hoàng Thượng

Phật pháp ứng dụng Bầy con của Hoàng Thượng

Yamaoka Tesshu là huấn đạo của Hoàng đế. Ngài còn là một bậc thầy về kiếm thuật và kẻ sùng Thiền học.

Nhà của ngài cũng là nơi lui tới của bọn sa cơ lỡ vận. Ngài chỉ có độc một bộ quần áo bởi vì chúng làm cho ngài nghèo mãi.

Hoàng đế, trông thấy quần áo của ngài sờn mòn nên cho Yamaoka một ít tiền để sắm vài bộ mới. Lần sau Yamaoka vẫn xuất hiện trong bộ quần áo cũ.

"Thế quần áo mới đâu, Yamaoka?" Hoàng đế hỏi.

"Tâu bệ hạ, thần đã giúp cho lũ con của bệ hạ," Yamaoka giải thích.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Ba ngày nữa

Suiwo, đệ tử của Hakuin, là một thiền sư giỏi. Trong thời an cư kiết hạ, một đệ tử từ một đảo phương nam nước Nhật đến gặp thầy. Suiwo trao cho một công án: "Nghe tiếng vỗ của một bàn tay."

Người đệ tử đã trải qua ba năm mà vẫn chưa ngộ được. Một đêm nọ, ông ta đến gặp Suiwo nước mắt đầm đìa. "Con đành chịu xấu hổ trở về quê thôi," ông ta bảo, "vì con chẳng giải được vấn nạn."

"Hãy đợi thêm một tuần nữa đi và ráng chú tâm thiền định." Suiwo khuyên. Người thiền sinh vẫn chẳng liễu ngộ được. "Ráng thêm một tuần nữa," Suiwo bảo. Người đệ tử vâng lời nhưng vẫn vô ích.

"Thêm một tuần nữa." Lại vô hiệu. Chán nãn quá, người thiền sinh xin được về quê, nhưng Suiwo yêu cầu thiền quán thêm năm ngày nữa. Chẳng đi đến đâu. Rồi ngài phán: "Thiền thêm ba ngày nữa, nếu ngươi không ngộ được thì hãy tự tử đi."

Ðến ngày thứ hai, vị thiền sinh hốt nhiên thoắt ngộ

Xem thêm:

Ba ngày nữa

Phật pháp ứng dụng Ba ngày nữa

Suiwo, đệ tử của Hakuin, là một thiền sư giỏi. Trong thời an cư kiết hạ, một đệ tử từ một đảo phương nam nước Nhật đến gặp thầy. Suiwo trao cho một công án: "Nghe tiếng vỗ của một bàn tay."

Người đệ tử đã trải qua ba năm mà vẫn chưa ngộ được. Một đêm nọ, ông ta đến gặp Suiwo nước mắt đầm đìa. "Con đành chịu xấu hổ trở về quê thôi," ông ta bảo, "vì con chẳng giải được vấn nạn."

"Hãy đợi thêm một tuần nữa đi và ráng chú tâm thiền định." Suiwo khuyên. Người thiền sinh vẫn chẳng liễu ngộ được. "Ráng thêm một tuần nữa," Suiwo bảo. Người đệ tử vâng lời nhưng vẫn vô ích.

"Thêm một tuần nữa." Lại vô hiệu. Chán nãn quá, người thiền sinh xin được về quê, nhưng Suiwo yêu cầu thiền quán thêm năm ngày nữa. Chẳng đi đến đâu. Rồi ngài phán: "Thiền thêm ba ngày nữa, nếu ngươi không ngộ được thì hãy tự tử đi."

Ðến ngày thứ hai, vị thiền sinh hốt nhiên thoắt ngộ

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Mặt trăng không thể bị đánh cắp được

Ryokan, một vị thiền sư sống cuộc đời hết sức giản đơn trong một thảo am ở dưới chân núi. Một đêm có kẻ đạo chích đột nhập nhưng nhìn quanh chẳng có gì đấng lấy cả.

Ryokan vừa trở về, bắt gặp kẻ trộm.

"Có lẽ ngươi từ xa lắm đến thăm ta," ngài nói với hắn, "và không nên về tay không. Hãy cầm lấy bô quần áo của ta như là một món quà mọn."

Kẽ trộm sững sốt. Hắn vơ bộ quần áo và chuồn ngay.

Ryokan ngồi trần truồng ngắm trăng. "Thiệt đáng thương," ngài trầm ngâm, "Ta ước gì có thể tặng cho hắn mặt trăng tuyệt đẹp này."

Xem thêm:

Mặt trăng không thể bị đánh cắp được

Phật pháp ứng dụng Mặt trăng không thể bị đánh cắp được

Ryokan, một vị thiền sư sống cuộc đời hết sức giản đơn trong một thảo am ở dưới chân núi. Một đêm có kẻ đạo chích đột nhập nhưng nhìn quanh chẳng có gì đấng lấy cả.

Ryokan vừa trở về, bắt gặp kẻ trộm.

"Có lẽ ngươi từ xa lắm đến thăm ta," ngài nói với hắn, "và không nên về tay không. Hãy cầm lấy bô quần áo của ta như là một món quà mọn."

Kẽ trộm sững sốt. Hắn vơ bộ quần áo và chuồn ngay.

Ryokan ngồi trần truồng ngắm trăng. "Thiệt đáng thương," ngài trầm ngâm, "Ta ước gì có thể tặng cho hắn mặt trăng tuyệt đẹp này."

Xem thêm:
Đọc thêm..
Trong các vật nuôi, gà là loài gia cầm đông đảo, có ý nghĩa tinh thần phong phú và giá trị biểu tượng cao. Nó thể hiện vai trò gần gũi mà quan trọng, tạo nên những ảnh hưởng mạnh mẽ, đa dạng và tích cực trong đời sống văn hóa Việt Nam.

Phật pháp ứng dụng Gà trong đời sống văn hóa Việt Nam

Gà còn được lấy làm đối tượng cho hàng trăm câu ngạn ngữ, phương ngữ, tục ngữ, thành ngữ sinh động, dân dã mà thâm thúy. “Bút sa gà chết” lưu ý chuyện đã viết đã ký quyết định rồi thì không sửa đổi được nữa, phải chịu mọi rủi ro và trách nhiệm liên quan. “Con gà tức nhau tiếng gáy” chỉ tâm lý ganh đua, không chịu thua kém người khác. “Gà giò ngứa cựa” nhìn nhận người trẻ tuổi mà hung hăng, ham đối chọi, hay khiêu khích. “Gà què bị chó đuổi” than cảnh kẻ yếu đuối, thương tật lại bị tai nạn, nguy hiểm dồn dập. “Mẹ gà con vịt” đánh giá về quan hệ mẹ con hình thức (thường xảy ra với quan hệ dì ghẻ-con chồng). “Một tiền gà ba tiền thóc” là sự cân nhắc khi vì một món lợi nhỏ mà phải bỏ ra chi phí lớn. “Trông gà hóa cuốc” là việc nhìn nhầm, trông cái này tưởng cái kia hoặc nhận thức sai bản chất của sự vật, hiện tượng. “Vợ nhà gà chợ” là những thứ tha hồ xem xét, muốn làm gì cũng có thể được…

Hình ảnh gà trở nên sinh động, gần gũi hơn qua những trò chơi và lễ hội truyền thống. Phổ biến mà đặc sắc nhất vẫn là chọi gà. Trò chơi này hay được tổ chức trong những ngày vui, ngày hội hoặc các cuộc chơi thể thao văn hóa dân dã với cách khác nhau tùy thuộc số lượng và thành phần đối tượng tham dự. Thường mở đầu mỗi trận đấu, 2 chủ gà ôm con gà chọi của mình đứng ở mép sân (sới gà), đối diện nhau. Lúc trọng tài phát lệnh, họ đồng loạt thả gà; hai con gà sẽ lao vào đấu chọi và mỗi hiệp đấu được tính bằng thời gian cháy hết nửa nén nhang hoặc 15-30 phút. 

Con gà bị thua nếu gục tại chỗ, hoặc bỏ chạy, hoặc bị địch thủ đánh dồn khỏi vòng quây giới hạn trên sới. Chọi gà vốn đã có từ lâu đời. Ngay từ thời Tiền Lê (980-1009), nó được đưa vào cung đình, làm trò giải trí cho vua quan. Đến cuối thế kỷ 18, Nguyễn Lữ - một trong ba thủ lĩnh quân Tây Sơn - đã sáng lập ra môn hùng kê quyền (quyền gà chọi) là bài quyền mô phỏng các kỹ thuật của gà chọi (động tác nhanh nhạy, dũng mãnh trước đối thủ với việc sử dụng ngón tay trỏ để đâm mô phỏng hình mỏ gà, các ngón còn lại co vào như chiếc cựa gà, nhắm vào các mục tiêu hiểm như huyệt đạo, hầu, ngực… đối thủ) . Hùng kê quyền ngày nay đã trở thành một trong 10 bài danh võ được Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam lựa chọn chính thức qua các kỳ hội nghị chuyên môn toàn quốc.

Ở một lĩnh vực khác, tĩnh lặng nhưng phong phú, bền vững là hình tượng gà trong kiến trúc, tạo hình, trang trí. Gà được thể hiện khá đa dạng trên tranh, bia, miếu, đình, đền, chùa, rạp, nhà, công sở… với đủ loại chất liệu: đất, đá, vữa, bạc, đồng, gỗ, mực… và bằng nhiều kỹ thuật: tạc, đắp, nặn, xăm, chạm, khắc, đúc, nung, vẽ… 

Không chỉ với dân tộc Kinh (Việt), gà cũng đi sâu vào đời sống văn hóa của nhiều dân tộc trong cộng đồng Việt Nam. Người Tày và người Nùng quan niệm trong đêm giao thừa, với các vật nuôi, nếu gà kêu hoặc gáy trước tiên thì gia đình sẽ may mắn, hạnh phúc năm mới; lễ vật đi tết quan trọng nhất là gà trống thiến, còn đi ăn hỏi quan trọng nhất là một đôi gà. 

Người Mông thì coi gà trống là cầu nối giữa thế giới con người và thế giới thần linh. Người Cơ Tu lại coi con gà là biểu hiện cho sự sống, gắn liền với ánh sáng, với mặt trời. Người Khơ Mú, cô dâu chú rể trong ngày cưới phải chìa đầu gối ra cho ông mối rỏ tiết gà tươi vào (nếu giọt tiết chảy xuôi theo ống chân xuống thì hai vợ chồng sẽ sống hạnh phúc, hòa thuận; còn nếu chảy lệch hẳn sang một bên hoặc chia làm hai ngả thì cuộc sống hôn nhân sẽ đối mặt với nhiều thử thách). 

Người Pu Péo thì có tục lệ phải đón cướp giọng gà ngày Tết: đêm giao thừa, gia đình phải canh chừng lũ gà trống; khi chúng vỗ cánh, chuẩn bị gáy thì họ lập tức đốt một vài quả pháo, ném vào chuồng khiến lũ gà giật mình, nhảy lên thi nhau gáy và mọi người liền cùng nhau hát vang nhà để át tiếng gà với quan niệm tiếng gà gáy vừa hay vừa thiêng, đánh thức thần Mặt Trời dậy, ai át được tiếng gà thì năm mới sẽ hát hay, gặp nhiều may mắn và thành công.

Xem thêm:

Gà trong đời sống văn hóa Việt Nam

Trong các vật nuôi, gà là loài gia cầm đông đảo, có ý nghĩa tinh thần phong phú và giá trị biểu tượng cao. Nó thể hiện vai trò gần gũi mà quan trọng, tạo nên những ảnh hưởng mạnh mẽ, đa dạng và tích cực trong đời sống văn hóa Việt Nam.

Phật pháp ứng dụng Gà trong đời sống văn hóa Việt Nam

Gà còn được lấy làm đối tượng cho hàng trăm câu ngạn ngữ, phương ngữ, tục ngữ, thành ngữ sinh động, dân dã mà thâm thúy. “Bút sa gà chết” lưu ý chuyện đã viết đã ký quyết định rồi thì không sửa đổi được nữa, phải chịu mọi rủi ro và trách nhiệm liên quan. “Con gà tức nhau tiếng gáy” chỉ tâm lý ganh đua, không chịu thua kém người khác. “Gà giò ngứa cựa” nhìn nhận người trẻ tuổi mà hung hăng, ham đối chọi, hay khiêu khích. “Gà què bị chó đuổi” than cảnh kẻ yếu đuối, thương tật lại bị tai nạn, nguy hiểm dồn dập. “Mẹ gà con vịt” đánh giá về quan hệ mẹ con hình thức (thường xảy ra với quan hệ dì ghẻ-con chồng). “Một tiền gà ba tiền thóc” là sự cân nhắc khi vì một món lợi nhỏ mà phải bỏ ra chi phí lớn. “Trông gà hóa cuốc” là việc nhìn nhầm, trông cái này tưởng cái kia hoặc nhận thức sai bản chất của sự vật, hiện tượng. “Vợ nhà gà chợ” là những thứ tha hồ xem xét, muốn làm gì cũng có thể được…

Hình ảnh gà trở nên sinh động, gần gũi hơn qua những trò chơi và lễ hội truyền thống. Phổ biến mà đặc sắc nhất vẫn là chọi gà. Trò chơi này hay được tổ chức trong những ngày vui, ngày hội hoặc các cuộc chơi thể thao văn hóa dân dã với cách khác nhau tùy thuộc số lượng và thành phần đối tượng tham dự. Thường mở đầu mỗi trận đấu, 2 chủ gà ôm con gà chọi của mình đứng ở mép sân (sới gà), đối diện nhau. Lúc trọng tài phát lệnh, họ đồng loạt thả gà; hai con gà sẽ lao vào đấu chọi và mỗi hiệp đấu được tính bằng thời gian cháy hết nửa nén nhang hoặc 15-30 phút. 

Con gà bị thua nếu gục tại chỗ, hoặc bỏ chạy, hoặc bị địch thủ đánh dồn khỏi vòng quây giới hạn trên sới. Chọi gà vốn đã có từ lâu đời. Ngay từ thời Tiền Lê (980-1009), nó được đưa vào cung đình, làm trò giải trí cho vua quan. Đến cuối thế kỷ 18, Nguyễn Lữ - một trong ba thủ lĩnh quân Tây Sơn - đã sáng lập ra môn hùng kê quyền (quyền gà chọi) là bài quyền mô phỏng các kỹ thuật của gà chọi (động tác nhanh nhạy, dũng mãnh trước đối thủ với việc sử dụng ngón tay trỏ để đâm mô phỏng hình mỏ gà, các ngón còn lại co vào như chiếc cựa gà, nhắm vào các mục tiêu hiểm như huyệt đạo, hầu, ngực… đối thủ) . Hùng kê quyền ngày nay đã trở thành một trong 10 bài danh võ được Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam lựa chọn chính thức qua các kỳ hội nghị chuyên môn toàn quốc.

Ở một lĩnh vực khác, tĩnh lặng nhưng phong phú, bền vững là hình tượng gà trong kiến trúc, tạo hình, trang trí. Gà được thể hiện khá đa dạng trên tranh, bia, miếu, đình, đền, chùa, rạp, nhà, công sở… với đủ loại chất liệu: đất, đá, vữa, bạc, đồng, gỗ, mực… và bằng nhiều kỹ thuật: tạc, đắp, nặn, xăm, chạm, khắc, đúc, nung, vẽ… 

Không chỉ với dân tộc Kinh (Việt), gà cũng đi sâu vào đời sống văn hóa của nhiều dân tộc trong cộng đồng Việt Nam. Người Tày và người Nùng quan niệm trong đêm giao thừa, với các vật nuôi, nếu gà kêu hoặc gáy trước tiên thì gia đình sẽ may mắn, hạnh phúc năm mới; lễ vật đi tết quan trọng nhất là gà trống thiến, còn đi ăn hỏi quan trọng nhất là một đôi gà. 

Người Mông thì coi gà trống là cầu nối giữa thế giới con người và thế giới thần linh. Người Cơ Tu lại coi con gà là biểu hiện cho sự sống, gắn liền với ánh sáng, với mặt trời. Người Khơ Mú, cô dâu chú rể trong ngày cưới phải chìa đầu gối ra cho ông mối rỏ tiết gà tươi vào (nếu giọt tiết chảy xuôi theo ống chân xuống thì hai vợ chồng sẽ sống hạnh phúc, hòa thuận; còn nếu chảy lệch hẳn sang một bên hoặc chia làm hai ngả thì cuộc sống hôn nhân sẽ đối mặt với nhiều thử thách). 

Người Pu Péo thì có tục lệ phải đón cướp giọng gà ngày Tết: đêm giao thừa, gia đình phải canh chừng lũ gà trống; khi chúng vỗ cánh, chuẩn bị gáy thì họ lập tức đốt một vài quả pháo, ném vào chuồng khiến lũ gà giật mình, nhảy lên thi nhau gáy và mọi người liền cùng nhau hát vang nhà để át tiếng gà với quan niệm tiếng gà gáy vừa hay vừa thiêng, đánh thức thần Mặt Trời dậy, ai át được tiếng gà thì năm mới sẽ hát hay, gặp nhiều may mắn và thành công.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Ném sỏi xuống giếng

Phật và đệ tử một ngày
Thong dong tản bộ cạnh ngay cánh đồng 
Chợt đâu thấy một đám đông
Quây quần làm lễ vô cùng nghiêm trang 

Tiễn đưa một kẻ họ hàng
Mới vừa tạ thế trong làng tuần qua. 
Bà con thương tiếc xót xa
Mời nhiều tu sĩ về nhà tụng kinh, 

Ra đồng làm lễ linh đình
Mong người quá cố vãng sinh an lành. 
Thân nhân cầu khẩn tâm thành
Mong cho siêu thoát vong linh người nhà 

Tây phương cực lạc chóng qua,
Tiếng kinh cầu nguyện vang xa trên đồng. 
Có người thắc mắc trong lòng
Cúi xin hỏi Phật, cầu mong tỏ tường: 
"Thưa Thế Tôn, theo lệ thường

Đọc kinh khi có người thương qua đời 
Để mong siêu độ cho người
Đưa phần hồn họ lên nơi Niết Bàn 
Mong họ giải thoát dễ dàng
Chẳng hay tác dụng có mang lại gì?"

*

Phật cười, dáng điệu từ bi 
Dắt đoàn đệ tử cùng đi băng đồng
Tới ven bờ giếng nước trong 
Ngài cầm hòn sỏi ném lòng giếng sâu

Sỏi kia chìm xuống thật mau 
Ngài truyền đệ tử cùng nhau quây quần
Đứng quanh miệng giếng thật gần 
Phật bèn hỏi: "Nếu thành tâm nguyện cầu
Kinh vãng sinh đọc dài lâu
Sỏi kia có nổi lên mau không nào?" 

Cả đoàn đệ tử xôn xao
Ngạc nhiên tự hỏi chuyện sao lạ kỳ 
Cùng thưa: "Kính đức Từ Bi 
Trên đời đâu có kinh gì giúp ta
Dù tâm thành, dù thiết tha
Dạt dào chú nguyện, chan hòa lòng tin 
Đem kinh kệ tụng liên miên
Chẳng làm cho sỏi nổi lên được nào!"

*

Nghiêm trang Phật dạy: "Đúng sao! 
Ai khi sống chẳng hướng vào cõi trên 
Nơi cực lạc, chốn bình yên
Nơi vùng thanh tịnh, nơi miền sạch trong 

Thì khi chết thật khó lòng
Dùng lời kinh kệ mà mong giúp mình 
Đưa về 'tịnh thổ' an bình,
Phải nên nhắc nhở chúng sinh xa gần 

Kệ kinh chỉ giúp một phần
Chính mình phải giúp bản thân của mình 
Khi còn sống phải tu hành
Trái tim hướng nẻo đất lành đừng quên, 

Bản thân mình chớ nhận chìm
Xuống lòng nước thẳm, xuống miền giếng sâu 
Gắng công tu tập đạo mầu
Giữ tâm cho kỹ trước sau nhiệt tình 

Mới mong có phước vãng sinh
Vào miền 'tịnh thổ' đất lành cực vui!"

Xem thêm:

Ném sỏi xuống giếng

Phật pháp ứng dụng Ném sỏi xuống giếng

Phật và đệ tử một ngày
Thong dong tản bộ cạnh ngay cánh đồng 
Chợt đâu thấy một đám đông
Quây quần làm lễ vô cùng nghiêm trang 

Tiễn đưa một kẻ họ hàng
Mới vừa tạ thế trong làng tuần qua. 
Bà con thương tiếc xót xa
Mời nhiều tu sĩ về nhà tụng kinh, 

Ra đồng làm lễ linh đình
Mong người quá cố vãng sinh an lành. 
Thân nhân cầu khẩn tâm thành
Mong cho siêu thoát vong linh người nhà 

Tây phương cực lạc chóng qua,
Tiếng kinh cầu nguyện vang xa trên đồng. 
Có người thắc mắc trong lòng
Cúi xin hỏi Phật, cầu mong tỏ tường: 
"Thưa Thế Tôn, theo lệ thường

Đọc kinh khi có người thương qua đời 
Để mong siêu độ cho người
Đưa phần hồn họ lên nơi Niết Bàn 
Mong họ giải thoát dễ dàng
Chẳng hay tác dụng có mang lại gì?"

*

Phật cười, dáng điệu từ bi 
Dắt đoàn đệ tử cùng đi băng đồng
Tới ven bờ giếng nước trong 
Ngài cầm hòn sỏi ném lòng giếng sâu

Sỏi kia chìm xuống thật mau 
Ngài truyền đệ tử cùng nhau quây quần
Đứng quanh miệng giếng thật gần 
Phật bèn hỏi: "Nếu thành tâm nguyện cầu
Kinh vãng sinh đọc dài lâu
Sỏi kia có nổi lên mau không nào?" 

Cả đoàn đệ tử xôn xao
Ngạc nhiên tự hỏi chuyện sao lạ kỳ 
Cùng thưa: "Kính đức Từ Bi 
Trên đời đâu có kinh gì giúp ta
Dù tâm thành, dù thiết tha
Dạt dào chú nguyện, chan hòa lòng tin 
Đem kinh kệ tụng liên miên
Chẳng làm cho sỏi nổi lên được nào!"

*

Nghiêm trang Phật dạy: "Đúng sao! 
Ai khi sống chẳng hướng vào cõi trên 
Nơi cực lạc, chốn bình yên
Nơi vùng thanh tịnh, nơi miền sạch trong 

Thì khi chết thật khó lòng
Dùng lời kinh kệ mà mong giúp mình 
Đưa về 'tịnh thổ' an bình,
Phải nên nhắc nhở chúng sinh xa gần 

Kệ kinh chỉ giúp một phần
Chính mình phải giúp bản thân của mình 
Khi còn sống phải tu hành
Trái tim hướng nẻo đất lành đừng quên, 

Bản thân mình chớ nhận chìm
Xuống lòng nước thẳm, xuống miền giếng sâu 
Gắng công tu tập đạo mầu
Giữ tâm cho kỹ trước sau nhiệt tình 

Mới mong có phước vãng sinh
Vào miền 'tịnh thổ' đất lành cực vui!"

Xem thêm:
Đọc thêm..